Để bé không còn bị suy dinh dưỡng

Có một nghịch lý là trong thời gian từ 7-36 tháng tuổi – giai đoạn trẻ được chăm bẵm nhất về dinh dưỡng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng lại cao nhất. 60% bà mẹ nuôi con không đúng cách Theo nhận định chung của giới chuyên gia, có thực trạng trên là do phần lớn các bà mẹ Việt Nam chưa chú trọng đến cách thức nuôi con nhỏ mà tiện đâu nuôi đấy, biết đến đâu nuôi đến đấy, thiếu một phương pháp nuôi con tổng thể.
Theo một khảo sát, có tới hơn 60% các bà mẹ nuôi con không đúng cách, họ chủ yếu nuôi con theo cách “truyền khẩu”, quan niệm, thói quen truyền thống, nhất là ở giai đoạn ăn dặm trở đi (giai đoạn ăn dặm chính là từ 6 – 36 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, việc duy nhất nhiều bà mẹ làm được là duy trì việc ăn sữa của con, còn việc cho con ăn dặm phần lớn được thực hiện theo kiểu thích gì cho ăn đấy.
Để bé không còn bị suy dinh dưỡng - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc sức khỏe - Chăm sóc trẻ em
Không được ép trẻ ăn nhiều mà chỉ theo nhu cầu ăn của trẻ…
Không ít bà mẹ thú nhận: “Nghe người ta nói thế nào làm thế nấy chứ không đưa con đi khám để nhờ các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng tư vấn vì… rất mất thời gian”. Có trường hợp con mới 2 – 3 tháng tuổi, mẹ đã cho ăn chất bột hoặc ăn dưới dạng nước cháo, bột hoặc cháo xay, thậm chí bổ sung cả thịt, cá… Hay có trường hợp, con đã 12 tháng tuổi, mẹ vẫn cho ăn bột hoặc con đã gần 36 tháng tuổi vẫn cho ăn cháo xay… Tất cả đều với lý do: “Để con lớn như… thổi”; “Để con không bị rối loạn tiêu hóa”…
Dinh dưỡng khoa học cho con Trong một hội thảo về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tổ chức tại Hà Nội cách đây chưa lâu, các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia y tế tham dự cho biết, cách nuôi dưỡng con như vậy là thiếu khoa học và đầy… cảm tính trong khi đây là một việc hơn bao giờ hết phải bảo đảm khoa học. Theo y khoa hiện đại, trẻ 6 tháng tuổi mới được ăn dặm. Vì khi đó bộ phận tiêu hóa của trẻ mới có hoạt chất để tiêu hóa thức ăn dặm. Và thức ăn dặm ở đây gồm: 4 nhóm chất: chất bột đường (cơm, cháo, mì); đạm (thịt, cá, tôm, cua…); chất xơ (các loại đậu hạt; vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ). Trong thời kỳ ăn dặm trẻ phải được bổ sung đầy đủ những chất này để cơ thể phát triển hoàn thiện và tăng cường sức đề kháng…
Để có thể cùng lúc bổ sung đầy đủ các thành phần mà lại không phải chế biến nhiều thì bột ăn dặm là một gợi ý cho các bà mẹ, bởi trong bột ăn dặm có đầy đủ các vi chất, khoáng chất, các loại vitamin… Ninolac là một ví dụ với các hàm lượng được bổ sung trên cơ sở nghiên cứu khoa học của y học hiện đại, phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn: tinh bột, bột thủy phân, hệ chất xơ: 3,5-4,8%, trong đó còn có 2,8% chất inulin, một hoạt chất để điều chỉnh khả năng hấp thu canxi, tăng cường tiêu hóa; kẽm; 7mg/100mg; acid folic: 50mcg/100g, acidphospho – canxi (Ca/P): từ 1,2 – 1,7mg, tùy theo từng giai đoạn của trẻ, sắt: 3mg/100kcal…
Nhằm khắc phục tình trạng trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn ăn dặm thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bà mẹ nuôi con nhỏ nhất định phải đưa con đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cách thức khoa học, tránh hiện tượng nuôi con theo “truyền khẩu”, thói quen xưa…
Khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng: Bắt đầu ăn dặm nên ăn từ lỏng sang sệt rồi đặc dần từ ít đến nhiều. Ăn từ bột ngọt chuyển sang bột mặn. Nếu em bé gầy có thể tăng chất béo bởi 20-25% năng lượng là do chất béo. Nên ăn cả xác thay thức ăn thay vì chỉ ăn nước. Không được ép trẻ ăn nhiều mà chỉ theo nhu cầu ăn của trẻ….

0 nhận xét:

Đăng nhận xét