Tắm cho bé yêu của bạn


Medic Việt cung cấp dịch vụ tắm bé tại nhà và tư vấn 24/7 mọi vấn đề về sức khỏe cho gia đình bạn với tổng đài: 19001228 !

Với các bạn mới lần đầu làm mẹ, tắm trẻ sơ sinh hẳn là một công việc đầy khó khăn và vất vả. Sau khi sinh, bé bắt đầu biết hoạt động và khó kiểm soát, điều đó luôn khiến bạn lo lắng. Nhất là khi tắm cho bé bằng xà phòng, cảm giác trơn trượt khiến bạn căng thẳng tột cùng.

Khi nào nên tắm cho bé?
Bạn chỉ nên tắm cho bé 1-2 lần/ tuần, tuy nhiên nhớ làm sạch vùng sinh dục khi bé tiểu tiện và luôn giữ cho mặt bé được sạch.

Bạn có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng bé thường ngủ sau khi được tắm (như một hình thức thư giãn), vì tốt hơn hết hãy tắm cho bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.

Ðừng bao giờ tắm vào lúc bé đói bụng. Nó sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên tắm khi mới vừa cho bé ăn no xong, bỡi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ộc thức ăn.
Ðể bé cảm thấy thoải mái, bạn nên tắm cho trẻ ở những nơi ấm áp, kín đáo, tránh gió lùa

Các vật dụng khi tắm bé:
Chậu tắm bằng nhựa. (chậu tắm cao vừa phải, cỡ đến ngực là vừa, dễ dàng tắm cho bé ở tư thế đứng)
Khăn mặt và khăn tắm, bạn nên chọn loại 100% là cotton.
Sữa tắm
Bông lau mặt
Tăm bông
Cồn
Quần áo sạch, tất, găng tay...
Một cái chén nhỏ để đựng nước nhúng ướt bông lau mắt cho bé.
Phấn thơm, nước thơm thoa sau khi tắm.

Nhiệt độ nước tắm:
Nhiệt độ nước tắm cực kỳ quan trọng, bởi vì, sau khi sinh ra khỏi bụng mẹ, bé chưa đủ sức để kháng để thích nghi với mọi nhiệt độ. Vì vậy bạn không được để em bé bị lạnh nhưng cũng không được để quá nóng. Bạn cần phải để nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể đổ nước lạnh vào trước sau đó mới cho nước nóng vào. Điều đó sẽ tránh cho thành chậu không bị nóng. Bạn có thể kiểm tra xem nhiệt độ nước có thích hợp không đơn giản bằng cách nhúng cùi trỏ tay vào nước. Hãy nhúng nhẹ nó vào nước.Ngoài ra, bạn có thể mua một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước ( nhiệt độ lý tưởng là từ 36 – 38 độ).

Cách tắm cho bé:
Gội đầu cho bé:
Ẵm bé vào lòng, lấy khăn sữa thứ nhất nhúng vào nước ấm, vắt nhẹ rồi lau mặt, cổ và tai bé. Nhớ vệ sinh kĩ vành tai và tránh để nước lọt vào tai bé. Sau đó gội đầu cho bé: lấy khăn ướt lau đầu bé, thoa sữa tắm gội, dùng khăn nhúng nước lau đầu bé nhiều lần, sau đó chuyển bé sang chậu tráng người để lau sạch đầu bé (bằng khăn sữa nhúng nước thứ hai). Sau khi gội xong, dùng khăn sữa khô thứ ba lau đầu bé.

Tắm cho bé:
Bây giờ đến phần tắm người cho bé. Nhẹ nhàng cởi áo và tã của bé rồi cho bé ngâm mình trong chậu tắm, tay bạn đỡ sau cổ bé giữ đầu bé cao hơn mặt nước, bàn tay xuôi xuống đỡ lưng bé. Bạn nên lau mặt, gội đầu xong sau đó mới cởi đồ bé, vừa để bé đỡ lạnh vừa đề phòng bé té. Bạn có thể không cần sử dụng tấm đỡ trong chậu tắm để bé được tự do vùng vẫy trong nước.

Bạn có thể hòa sữa tắm vào nước tắm hoặc thoa nhẹ lên mình bé rồi xoa vuốt nhẹ nhàng. Vệ sinh kĩ tay chân và các phần cơ thể có ngấn để tránh bị hăm. Tránh tuyệt đối dội nước lên bé, bé sẽ cảm thấy bất an. Với bé chưa rụng rốn, nên cẩn thận để nước không rơi vào rốn. Trong thời kỳ bé chưa rụng rốn, nên hòa sữa tắm vào nước và dùng khăn ướt lau các phần cơ thể để dễ kiểm soát vùng rốn hơn.

Sau khi đã tắm bé bằng sữa tắm, hãy ẵm bé sang chậu thứ hai để tráng lại người bé cho sạch rồi quấn bé vào khăn tắm lớn khô ráo.

Sau khi tắm cho bé:
Vệ sinh rốn cho bé:
 Nếu bé chưa rụng rốn thì vệ sinh rốn cho bé: lấy cây bông tiệt trùng thấm nước muối Natri Clorid 0,9% (sau đây gọi tắt là nước muối) lau nhẹ rốn bé. Bạn nên dùng cây bông tiệt trùng bán ở bệnh viện (ít khi bán ở nhà thuốc) hình chứ không dùng loại tăm bông thông thường. Có thể chấm cồn sát trùng nếu thấy cần thiết. Sau khi bé đã rụng rốn thì không dùng cồn nữa mà dùng thuốc xanh Methylen 1% chấm rốn bé trong vài ngày. Khi rốn đã lành hẳn thì chỉ cần vệ sinh thông thường. Đừng quên vệ sinh vùng kín của bé.
Nhỏ mắt, mũi cho bé bằng nước muối. Dùng bông y tế thấm nước muối lau ghèn cho bé. Dùng gạc tiệt trùng thấm nước muối rơ lưỡi cho bé.

Thuốc cốm rơ:
Mỗi tuần dùng thuốc cốm rơ miệng một ngày, bảo đảm miệng bé sạch tinh.

Massage cho bé:
Sau khi bé tắm xong thơm tho sạch sẽ, bạn hãy đặt bé nằm trên giường và massage cho bé. Massage vừa giúp bé ấm chân, ấm cơ thể, vừa làm bé sảng khoái và dễ cảm nhận tình cảm của mẹ. Nếu bé đói thì hãy cho bé bú.

Những lưu ý khi tắm cho bé:
Đừng tắm bé một cách cứng nhắc và làm cho xong chuyện. Khi tắm, hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể và những lời âu yếm để giao tiếp với bé. Khi mang thai, bạn thường nói chuyện và cho bé nghe nhạc, sau khi sinh bạn nên tiếp tục thói quen đó, để kích thích trí não của bé và tăng mối liên kết của mẹ và bé. Bé được xoa vuốt, nựng nịu, được nghe mẹ trò chuyện, hát khe khẽ, đọc thơ... tuy bé chưa hiểu được nhưng sẽ cảm nhận được tình cảm cũng như tạo điều kiện cho bé phát triển các kĩ năng và giác quan sau khi sinh ra đời. Cũng nên lưu tâm đến sự dễ chịu của bé, biến giờ tắm thành giờ chơi để bé thích tắm.

Một điều rất quan trọng là phải chú ý đến sự an toàn của bé. Phải luôn trông chừng bé và tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm, kể cả khi bé đã biết ngồi. Nếu đang tắm bé mà có điện thoại hoặc chuông cửa, nhà lại không có ai khác thì tốt nhất là kệ. Khách có thể chờ đợi hoặc gọi lại sau, sự an toàn của bé là trên hết

Nếu bạn chưa thật sự sẵn sàng và đủ tự tin để tắm cho bé, hãy liện hệ với dịch vụ chăm sóc sau sinh, các nữ hộ sinh ở đây sẽ đến tận nhà tắm, massage và hướng dẫn bạn cách tắm cho bé. Bạn sẽ nhanh chóng tự tin để tự tay tắm cho bé, để có một bắt đầu thuận lợi quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ sau khi sinh.

1 nhận xét: