123

Nếu bạn đang muốn có một “thiên thần nhỏ”

Nếu bạn đang muốn có một “thiên thần nhỏ”, hãy ghi nhớ 20 chiêu dưới đây.

Tạo môi trường thoáng mát

Bạn có biết rằng, tinh trùng phát triển tốt nhất trong môi trường mát mẻ, thoáng đãng. Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, những nam giới sử dụng máy tính kê trên đùi trong nhiều giờ có thể làm giảm đáng kể số lượng tinh binh.
Ngoài ra, nam giới cũng cần tránh tắm lâu trong bồn nước quá nóng. Một nghiên cứu khác còn chỉ ra, việc tắm nước mát còn giúp tinh trùng có khả năng “sinh sôi nảy nở” đáng kể. Nam giới cũng không nên mặc quần bó sát, sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.

Vận động thường xuyên

Một nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây chỉ ra rằng, phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, làm vườn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên có khả năng thành công qua việc thụ tinh trong ống nghiệm cao gấp 3 lần những người ngồi văn phòng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tập thể dục quá sức hoặc lao động quá nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng ở nữ giới.
Nếu bạn đang muốn có một “thiên thần nhỏ”... - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Những điều cần biết khi mang thai - Sức khỏe khi mang thai
Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, như bánh mì trắng, mì ống và bánh quy có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Đừng quên tắm nắng

Ánh sáng mặt trời sẽ giúp làm tăng khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới bằng cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Khi cơ thể được hấp thụ vitamin D sẽ làm tăng nồng độ của hormone giới tính nữa progesterone và estrogen, từ đó thúc đẩy khả năng thụ thai dễ dàng hơn. Với nam giới, háp thụ vitamin D cũng làm tăng số lượng tinh trùng.
Bạn có biết rằng stress là thủ phận khiến rất nhiều cặp đôi khó thụ thai không? Căng thẳng quá mức còn khiến việc sản xuất tinh trùng ở nam giới bị đình trệ và giảm ham muốn tình dục. Vì vậy, nếu vợ chồng bạn đang muốn sớm có tin vui, hãy tạo tâm lý thật thoải mái và đừng quá lo lắng đến việc vì sao mình vẫn chưa thể thụ thai. Tâm lý bước vào cuộc ‘yêu’ là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn sớm có “tin vui” đấy.

Bổ sung sữa

Phụ nữ bổ sung đủ lượng sữa giàu chất béo cho cơ thể có khả năng thụ thai cao gấp 3 lần người bị thiếu hụt dưỡng chất này. Sữa béo còn giúp buồng trứng ở phụ nữ hoạt động tốt hơn. Vì vậy, chị em đừng quên uống 1 ly sữa mỗi ngày nhé.

Uống thêm thuốc bổ

Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, phụ nữ uống vitamin bổ sung trước khi sinh (vitamin tổng hợp trong đó có chứa các dưỡng chất như axit folic, vitamin B12 và selen) sẽ có nhiều cơ hội đậu thai cao hơn gấp đôi đấy.

Từ bỏ thuốc lá

Nam giới hút thuốc lá sẽ làm giảm số và chất lượng tinh trùng đến 50%. Phụ nữ hút thuốc có tỷ lệ thụ thai thấp hơn người không hút thuốc lá đến 30%. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhnaa khiến phôi thai khó cấy vào thành tử cung. Chính vì vậy, các cặp đôi nên bỏ thuốc trước khi quyết định có con nhé.

Từ bỏ rượu

Nếu bạn đang cố gắng để thụ thai, hãy hạn chế hoặc từ bỏ rượu ngay nhé. Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm sự rụng trứng và sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên, một ly rượu nho nhẹ thì không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản các mẹ nhé!

Tính ngày rụng trứng

Hãy ghi nhớ trong điện thoại của bạn ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, rồi học cách tính ngày rụng trứng. Sau đó hãy ghi nhớ trong điện thoại để nhắc nhở bạn không được quên thời gian màu mỡ nhất của cơ thể trong tháng. Quan hệ tình dục trong thời gian trứng rụng sẽ giúp bạn dễ dàng đậu thai. Thông thường, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14-16 với những người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.

Châm cứu

Một số bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, châm cứu cũng là biện pháp khá hiệu quả giúp chị em dễ đậu thai. Châm cứu đúng cách giúp kiểm soát sự rụng trứng và tăng lưu lượng máu đến tử cung, do đó cải thiện cơ hội thụ thai của trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện với chuyên gia.

Tần suất “yêu”

Nếu như cơ hội thụ thai cho các cặp vợ chồng quan hệ 1 lần/tuần là 15% thì tỷ lệ này tăng lên đến 50% với những cặp đôi quan hệ 3-4 lần/tuần. Quan hệ tình dục thường xuyên sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng. Bạn cần biết rằng chất lượng tinh trùng sẽ giảm dần nếu nó được giữ lại trong cơ thể nhiều hơn 3 ngày.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là quan hệ tình dục hàng ngày sẽ giúp tăng chất lượng tinh binh. Theo các chuyên gia, nam giới nên quan hệ 3-4 lần/ tuần là phù hợp nhất.

Giảm cân

Cơ thể quá béo sản xuất estrogen không đều có thể gây lẫn lộn các chu kỳ rụng trứng ở người phụ nữ. Phụ nữ thừa cân thường có khả năng thụ thai kém hơn người bình thường. Vò vậy, nếu bạn đang có kế hoạch thụ thai, hãy giảm cân ngay nhé. Bạn có biết rằng, giảm 5% trọng lượng cơ thể sẽ tăng khoảng 20% cơ hội đậu thai cho vợ chồng bạn đấy.

Không nên quá gầy

Quá gầy cũng là nguyên nhân khiến chị em khó thụ thai. Rất nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ thiếu câu sẽ làm giảm khả năng sinh sản ra trứng, vì không đủ chất béo để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bạn đang quá gầy, hãy bồi bổ cơ thể trước khi quyết định thụ thai nhé. Người mẹ quá gầy nếu đậu thai cũng sẽ không đủ dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi sau này.

Cắt giảm tinh bột

Một số chuyên gia cho rằng, chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, như bánh mì trắng, mì ống và bánh quy có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh sẽ gây đột biến insulin làm giảm khả năng sinh sản.

Nói không với thuốc kích thích

Thuốc kích thích như cocaine và cần sa làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng và gia tăng tinh trùng bất thường. Phụ nữ sử dụng thuốc kích thích có thể làm giảm khả năng rụng trứng. Vì vậy, cần nói không với thuốc kích thích khi bạn muốn có thai.

Ăn nhiều cá

Chất béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá như cá hồi và hạt lanh có thể làm giảm khả năng sảy thai và cải thiện chất lượng tinh trùng đáng kể. Những chất béo thiết yếu là rất quan trọng cho hoạt động nội tiết tố lành mạnh, tuy nhiên hầu hết cơ thể chúng ta đều không đủ dưỡng chất này.

Bỏ qua caffeine

Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống quá nhiều caffeine mỗi ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai xuống một nửa. Ngoài ra, caffeine còn làm giảm hoạt động của các cơ bắp ống dẫn trứng, khiến trứng không thể xuống được buồng trứng, gây khó khăn cho quá trình đậu thai.

Hạn chế thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen có thể làm giảm khả năng rụng trứng nếu bạn uống trong thời gian trứng rụng. Những loại thuốc này sẽ làm ức chế nội tiết tố prostaglandin làm trứng không thể đi vào ống dẫn trứng.

Uống nhiều nước

Nếu chị em không uống đủ nước trong ngày, hệ thống sinh sản sẽ mất nước khiến các cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động được đều đặn, vì vậy sẽ làm giảm khả năng rụng trứng. Ngoài ra, uống đầy đủ nước sẽ khiến nang trứng hoàn thiện và dễ dàng cung cấp máu đến tử cung. Nếu bạn mất nước thì chất lỏng ở cổ tử cung khi đó sẽ giảm và tinh trùng cũng khó tìm đường đến với trứng.

Để bé không còn bị suy dinh dưỡng

Có một nghịch lý là trong thời gian từ 7-36 tháng tuổi – giai đoạn trẻ được chăm bẵm nhất về dinh dưỡng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng lại cao nhất. 60% bà mẹ nuôi con không đúng cách Theo nhận định chung của giới chuyên gia, có thực trạng trên là do phần lớn các bà mẹ Việt Nam chưa chú trọng đến cách thức nuôi con nhỏ mà tiện đâu nuôi đấy, biết đến đâu nuôi đến đấy, thiếu một phương pháp nuôi con tổng thể.
Theo một khảo sát, có tới hơn 60% các bà mẹ nuôi con không đúng cách, họ chủ yếu nuôi con theo cách “truyền khẩu”, quan niệm, thói quen truyền thống, nhất là ở giai đoạn ăn dặm trở đi (giai đoạn ăn dặm chính là từ 6 – 36 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, việc duy nhất nhiều bà mẹ làm được là duy trì việc ăn sữa của con, còn việc cho con ăn dặm phần lớn được thực hiện theo kiểu thích gì cho ăn đấy.
Để bé không còn bị suy dinh dưỡng - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc sức khỏe - Chăm sóc trẻ em
Không được ép trẻ ăn nhiều mà chỉ theo nhu cầu ăn của trẻ…
Không ít bà mẹ thú nhận: “Nghe người ta nói thế nào làm thế nấy chứ không đưa con đi khám để nhờ các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng tư vấn vì… rất mất thời gian”. Có trường hợp con mới 2 – 3 tháng tuổi, mẹ đã cho ăn chất bột hoặc ăn dưới dạng nước cháo, bột hoặc cháo xay, thậm chí bổ sung cả thịt, cá… Hay có trường hợp, con đã 12 tháng tuổi, mẹ vẫn cho ăn bột hoặc con đã gần 36 tháng tuổi vẫn cho ăn cháo xay… Tất cả đều với lý do: “Để con lớn như… thổi”; “Để con không bị rối loạn tiêu hóa”…
Dinh dưỡng khoa học cho con Trong một hội thảo về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tổ chức tại Hà Nội cách đây chưa lâu, các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia y tế tham dự cho biết, cách nuôi dưỡng con như vậy là thiếu khoa học và đầy… cảm tính trong khi đây là một việc hơn bao giờ hết phải bảo đảm khoa học. Theo y khoa hiện đại, trẻ 6 tháng tuổi mới được ăn dặm. Vì khi đó bộ phận tiêu hóa của trẻ mới có hoạt chất để tiêu hóa thức ăn dặm. Và thức ăn dặm ở đây gồm: 4 nhóm chất: chất bột đường (cơm, cháo, mì); đạm (thịt, cá, tôm, cua…); chất xơ (các loại đậu hạt; vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ). Trong thời kỳ ăn dặm trẻ phải được bổ sung đầy đủ những chất này để cơ thể phát triển hoàn thiện và tăng cường sức đề kháng…
Để có thể cùng lúc bổ sung đầy đủ các thành phần mà lại không phải chế biến nhiều thì bột ăn dặm là một gợi ý cho các bà mẹ, bởi trong bột ăn dặm có đầy đủ các vi chất, khoáng chất, các loại vitamin… Ninolac là một ví dụ với các hàm lượng được bổ sung trên cơ sở nghiên cứu khoa học của y học hiện đại, phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn: tinh bột, bột thủy phân, hệ chất xơ: 3,5-4,8%, trong đó còn có 2,8% chất inulin, một hoạt chất để điều chỉnh khả năng hấp thu canxi, tăng cường tiêu hóa; kẽm; 7mg/100mg; acid folic: 50mcg/100g, acidphospho – canxi (Ca/P): từ 1,2 – 1,7mg, tùy theo từng giai đoạn của trẻ, sắt: 3mg/100kcal…
Nhằm khắc phục tình trạng trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn ăn dặm thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những bà mẹ nuôi con nhỏ nhất định phải đưa con đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cách thức khoa học, tránh hiện tượng nuôi con theo “truyền khẩu”, thói quen xưa…
Khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng: Bắt đầu ăn dặm nên ăn từ lỏng sang sệt rồi đặc dần từ ít đến nhiều. Ăn từ bột ngọt chuyển sang bột mặn. Nếu em bé gầy có thể tăng chất béo bởi 20-25% năng lượng là do chất béo. Nên ăn cả xác thay thức ăn thay vì chỉ ăn nước. Không được ép trẻ ăn nhiều mà chỉ theo nhu cầu ăn của trẻ….

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh thông minh

Dường như các bậc cha mẹ ngày nay càng ngày càng quan tâm đến việc làm thế nào để con mình thông minh vượt trôi. Tất cả những sách báo về dạy trẻ từ khi còn ẵm ngửa, nhạc giao hưởng kích thích trí não đến các trò chơi thông minh, thuốc bổ sung vitamin, sữa có kèm DHA…được quảng cáo hàng ngày trên truyền hình tưởng nhàm tai nhưng vẫn thu hút một lượng lớn cha mẹ quan tâm và đặt mua ngay tức thì.
Thực tế, mẹ không cần phải quá lo lắng về trí thông minh của trẻ. Trẻ sơ sinh được sinh ra với một mức độ thông minh nhất định đủ để con sống và phát triển, biết đòi hỏi và đáp ứng các yêu cầu cần thiết của bản thân. Người lớn đôi khi chỉ đơn giản là không hiểu trẻ sơ sinh thông minh đến mức nào.
Những dấu hiệu cho thấy bé sơ sinh thông minh - Chăm sóc bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ sơ sinh - Giáo dục trẻ em - Làm cha mẹ
Tương lai trẻ thông minh hay không có thể dự đoán ngay từ bây giờ

Nếu con của bạn có các dấu hiệu dưới đây, bé thực sự có khả năng sẽ thông minh sau này:

1. Cực kì hoạt bát nhanh nhẹn, luôn luôn ngó nghiêng mọi thứ xung quanh.
2. Thời gian ngủ ít hơn bình thường.
3. Khi thức thường rất hiếu động và gần như liên tục cần kích thích.
4. Có thể bắt chước các âm thanh sớm hơn các em bé khác.
5. Có xu hướng đặc biệt nhạy cảm với âm thanh, mùi vị, hình khối và thường khóc rất to khi gặp khó chịu như: nghe thấy nhạc không thích, ngửi mùi lạ..v.v
6. Có thể chậm nói nhưng khi nói sẽ nói luôn được rành mạch một câu dài.
7. Thích chơi đồ chơi từ sớm và cũng mau thích nghịch phá chúng.
8. Trẻ từ 9-24 tháng tuổi đã tỏ ra rất thích thú với các chữ cái và con số.
Những đứa trẻ thông minh thường không nhất thiết phải có đủ tất cả các “dấu hiệu” trên đây. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thông minh luôn có nhiều hơn 1 hay một vài các dấu hiệu.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sự hiếu động cực kì của trẻ. Trong khi đó, việc các bé khóc to và nhiều vì nhạy cảm với mùi vị, âm thanh đôi khi dễ gây nhầm lẫn. Mẹ thường sẽ nghĩ con mình là đứa trẻ “khó nuôi” hay đang mắc một căn bệnh nào đó, bị vía yếu..v.v.
Cũng theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi nhìn ngắm các đồ vật trong một khoảng thời gian nhất định. Những đứa trẻ thông minh sẽ dễ dàng nhìn xong và quay mặt bỏ đi sang những thứ khác hơn các bé bình thường. Và khi được đưa lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ.
Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày. Nhu cầu học tập nảy sinh từ tấm bé chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh sáng dạ sau này.

Không nêm mắm, muối vào đồ ăn cho trẻ, vì sao

Việc chế biến đồ ăn cho trẻ có nên thêm muối, nước mắm hay mì chính không luôn là vấn đề gây tranh luận, thậm chí xung đột trong các gia đình Việt.
Một số bà mẹ khi chế biến thức ăn cho con thường cố nêm nếm thêm chút muối hoặc nước mắm nhằm mục đích tăng hương vị cho món ăn và giúp bé ngon miệng hơn. Số khác lại kịch liệt phản đối việc cho trẻ ăn muối khi chưa được 1 tuổi. Cần nói: cơ thể con người cần muối để hoạt động và muối là chất mà cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc nêm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối. Vì sao?
Không nêm mắm, muối vào đồ ăn cho bé, vì sao? - Chăm sóc bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Cho trẻ ăn dặm - Dinh dưỡng cho trẻ em
Không phải cứ cho muối mặn như người lớn trẻ mới ăn được

Trẻ sơ sinh ăn muối sẽ nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ.

Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thường là vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Mặt khác, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp sau này.
Ta có thể hiểu như sau: Khi trẻ ăn, cơ thể sẽ tiếp nhận những chất dinh dưỡng cần thiết. Chất thải và các chất không tiêu sẽ được truyền vào máu. Lúc này, thận sẽ có nhiệm vụ lọc. Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.

Muối “ẩn” trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày

Cho muối vào thức ăn của trẻ ăn dặm không chỉ nguy hại mà còn là không cần thiết. Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui…
Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1gram một ngày cho đến 12 tháng tuổi). Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Liệu con có thể chịu được thức ăn nhạt “vô vị”?

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối. Từ đó, khó có khả năng trẻ đòi ăn muối nếu chính người lớn chúng ta không tự tạo thói quen cho trẻ.
Mặt khác, thức ăn “không muối” không có nghĩa rằng chúng “không hương vị”. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ… Chỉ một lưu ý nhỏ: mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng cơ thể con mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới nhé.

Giá đỗ – thực phẩm lý tưởng cho bé biếng ăn

Giá đỗ là món ăn rất được ưa chuộng ở châu Á, nó được các nhà dinh dưỡng tôn vinh là “hiệp sĩ” giữa đường tiêu hóa bởi giá đậu cung cấp đầy đủ enzyme cần thiết để xử lý thức ăn. Những enzyme của giá đỗ hoạt động hoàn toàn giống như enzyme của cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn để cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng.

Giá đỗ: nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào

Giá đỗ thuộc nhóm rau mầm làm từ các loại đỗ: đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ vàng (đỗ tương), đỗ đen, đỗ nâu (đậu phộng). Giá của loại đỗ nào sẽ mang phần bản chất của loại đỗ sinh ra nó. Điều kỳ diệu của giá đỗ là nó bổ hơn hạt đỗ cả chất và lượng. Qua quy trình ngâm ủ, giá sẽ có hàm lượng protein, vi chất cần thiết đặc biệt là kẽm và selen, acid amin và vitamin C, khoáng chất cao hơn.
Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 4mg Zn, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo.
Giá đỗ - thực phẩm lý tưởng cho bé biếng ăn - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng cho trẻ em
Giá đỗ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào
Giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ và là một nguồn enzyme dồi dào. Enzyme là những protein đặc biệt đóng vai trò là chất xúc tác tác động vào tiến trình sinh học của cơ thể, từ chức năng não cho tới sinh sản, nhờ những enzyme ở hệ tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa thành những chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột để đi vào máu.
Hơn nữa giá đỗ là thực phẩm đứng đầu về việc cung cấp vi chất đặc biệt là vi chất kẽm và selen. Đây là những vi chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, do đó cẩn phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc dưới dạng thực phẩm bổ dưỡng. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm và selen sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cảm giác thèm ăn, kích thích phát triển chiều cao. Những thực phẩm giàu kẽm phổ biến là hải sản, thịt bò, thịt gà, giá đỗ, phô mai, sữa chua, rau xanh,…Trong số các thực phẩm trên thì hàm lượng kẽm trong giá đỗ là cao hơn cả. Ví dụ: 30 gam thịt bò có chứa 3 mg kẽm, 30 gam thịt gà chứa 0,6 mg kẽm, ¼ cốc phô mai chứa 0,8 mg kẽm, ¼ cốc sữa chua chứa 0,8 mg kẽm trong khi đó ¼ bát canh giá đỗ đã chứa tới 3,3 mg kẽm.

Giá đỗ – thực phẩm lý tưởng cho bé biếng ăn

Ngoài các vitamin, chất khoáng, giá đỗ còn chứa men tiêu hóa rất tốt cho trẻ biếng ăn. Các bà mẹ có con biếng ăn hoặc đang cho con ăn dặm có thể chế biến giá đậu thành một số món cho bé như sau:
Sữa giá đỗ cho bé lười bú: Lấy đậu xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa cùng sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú.
Bột hoặc cháo giá đỗ cho bé ăn dặm: giá đỗ giã lấy nước hoặc cho vào xay cùng với cháo, bột, các bé sẽ ăn được nhiều hơn. Một cách khác là luộc giá lên và lấy nước luộc giá thay cho nước lọc để chế biến cùng bột hoặc cháo.
Giá thay rau cho trẻ biếng ăn: dùng giá thay rau chế biến thành các món luộc, xào, nấu cho trẻ ăn
Do đó, thêm giá đỗ vào thực đơn hàng ngày là một cách để bổ sung kẽm cho cơ thể, đặc biệt với những trẻ em biếng ăn, hay ốm vặt hoặc có sức đề kháng kém.

Đoán bệnh cho trẻ qua phân

Trẻ sơ sinh không biết nói để báo cho cha mẹ biết về bệnh tình của mình nhưng chúng luôn để lại những “dấu hiệu”. Ẩn trong “out-put” của trẻ ở mỗi chiếc bỉm mẹ thay là rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của con. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân mỗi khi con đại tiện. Vậy phân như thế nào là bình thường? Khi nào trẻ bị táo, tiêu chảy hay cần gặp bác sĩ? Xin mách mẹ cách đọc bệnh cho con qua “out put” cực hay.

Màu sắc của phân

Mẹ cần tinh ý quan sát bỉm của bé để biết tình trạng sức khỏe con
- Trẻ bú sữa mẹ: Phân màu xanh đậm, vàng sang màu vàng-xanh, phân có hạt “hoa cà hoa cải” là đặc trưng với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ đi ngoài phân có màu xanh sáng và bọt, hơi lỏng và nhớt như tảo biển chứng tỏ mẹ đã cho con bú quá nhiều sữa đầu loại sữa ít calo và các chất dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, mẹ cần cho trẻ bú lâu hơn, bú hết mỗi bên ngực để trẻ có thể ăn được sữa cuối. Ngoài ra trước khi cho con “ti” mẹ có thể vắt bớt tầm 10ml sữa đầu.
- Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của bé có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu. Lý do là vì khi bú sữa bột trẻ sơ sinh có thể tạo ra phân có ánh màu nâu và nhão. Mùi phân của trẻ cũng sẽ khó chịu hơn phân của bé bú mẹ nhưng không bằng phân của trẻ đã ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể nhận ra sự khác biệt này.
Đoán bệnh cho trẻ qua... phân - Chăm sóc bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ - Sức khỏe trẻ em
- Khi trẻ chuyển sang ăn dặm: phân sẽ có màu nâu tối.
- Phân đen: Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.
- Phân màu da cam: xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.
- Phân có nhiều màu sắc và khối: Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.
- Phân dính màu đỏ: Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua….mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.
Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.
Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ
Phân tiêu chảy dính máu có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn
Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng: Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.
- Trường hợp báo động: Trong trường hợp mẹ thấy trẻ đi tiêu phân hoàn toàn máu đen, hay đỏ toàn bộ, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ bởi đây là những dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột. Hay nếu phân có màu trắng bợt như đất sét, trẻ rất có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật.

Con có đang bị táo bón?


Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo ngại khi thấy con căng thẳng, rặn tiểu đến đỏ cả mặt tức là bé đang bị táo bón. Điều này không đúng. Trẻ sơ sinh chỉ đơn giản là chưa biết cách phối hợp co thắt các cơ bụng để đẩy phân ra ngoài. Hơn nữa bé cũng không có trọng lực giúp như khi người lớn ngồi nên gây ra tình trạng khó khăn khi đi tiêu.
Táo bón không phải là con không đi ngoài được mà là khi con đi tiêu, mẹ sẽ thấy phân của bé thành dạng khuôn, cục cứng và rắn, màu đen. Điều này chỉ ra rằng bé đang bị mất nước và mẹ cần nhanh chóng bổ sung nước đầy đủ cho con.

Dấu hiệu gì chứng tỏ bé bị tiêu chảy?

Ở trẻ em, tiêu chảy là bệnh lý rất hay xảy ra. Phân của trẻ bị tiêu chảy thường ở dạng lỏng, xì xoẹt toàn nước có màu vàng, xanh hoặc nâu. Thường phải thay từ 2-3 tã đầy chỉ trong vòng vài tiếng và kéo dài liên tục vài ngày.
Tiêu chảy là dấu hiệu của nhiễm trùng hay dị ứng mà nếu kéo dài có thể gây mất nước cho bé. Khi nhận thấy các dấu hiệu của tiêu chảy, mẹ cần lập tức bù nước cho con và tiếp tục cho bé ăn theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng, không được cắt bữa bỏ bữa. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên được bác sĩ thăm khám nếu bị tiêu chảy.
Dấu hiệu bệnh của bé thường được thể hiện qua phân và nước tiểu. Mẹ nên thường xuyên để ý đến màu sắc cũng như tần suất đi vệ sinh của bé để có thể “đoán” bệnh kịp thời nhé.