Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Xử trí như thế nào?


Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Xử trí như thế nào?

Trẻ bỗng đi tiêu nhiều, mỗi ngày 3 – 4 lần hoặc nhiều hơn, phân lỏng, đó là chứng tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Xử trí như thế nào?
Trẻ sơ sinh thường hay bị tiêu chảy vì bộ phận tiêu hóa còn non nớt dễ phản ứng với những thay đổi, dù chỉ hơi lạ trong thực phẩm, nhất là đối với những thực phẩm bị nhiễm trùng.
Chứng tiêu chảy dễ làm cho cơ thể trẻ mất nước và thiếu nước nhanh chóng. Hiện tượng này rất nguy hiểm, nhất là chứng tiêu chảy lại kèm theo sốt và nôn ói. Trẻ càng nhỏ thì chứng tiêu chảy kèm theo nôn ói càng nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh

Trẻ đi tiêu nhiều phân lỏng, đôi khi phân lổn nhổn, mùi hôi, tanh khác thường. Trẻ thường quấy khóc vì bụng bị trướng và đầy hơi, hậu môn bị rát. Ngoài ra, còn có thể bị sốt, nôn ói.

Cần phải làm gì?

Nếu trẻ vừa bị tiêu chảy vừa sốt thì cần đưa tới bác sĩ ngay.
Trong lúc chờ đợi bác sĩ, cứ 15 phút lại cho trẻ uống một ít nước pha ít đường. Có thể cho uống xen kẽ nước cà-rốt (ép hay nấu) vì cà-rốt có nhiều muối kali, rất tốt.
Nếu trẻ vẫn không ngừng đi tiêu, có triệu chứng mệt lả, sút cân, mất nước cần đưa tới bệnh viện ngay.

Chẩn đoán và điều trị

Khi khám bệnh cho đứa trẻ, căn cứ vào tình trạng bệnh và cơ thể đứa trẻ có bị mất nước trầm trọng hay không, bác sĩ sẽ đề nghị để trẻ nằm lại ở bệnh viện để được theo dõi, yêu cầu xét nghiệm phân, máu… để tìm nguyên nhân bệnh.
Nguyên nhân chứng đi tiêu chảy của trẻ sơ sinh có thể do viêm tai, viêm xoang – mũi – họng, viêm ruột do vi trùng (coli, enterocoque, staphylocoque…) hoặc do vi-rút. Vi trùng hay vi-rút thường tạo thành các ổ trong ruột. Đôi khi, nguyên nhân chỉ là do không tiêu hóa được sữa bò hoặc không thích ứng với một loại sữa mới dùng.
Những nguyên nhân hiếm hơn là: bị nhiễm trùng ruột vì vi trùng bệnh thương hàn, vi trùng salmonellose, bị viêm ruột hoặc có một điểm ở đoạn cuối ruột non bị hẹp dẫn tới viêm loét đoạn ruột này.
Bác sĩ Ngô Văn Quỹ- Trần Văn Thụ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét